Thứ 4, 13/03/2024
Administrator
175
13/03/2024, Administrator
175
(CATP) UBND TPHCM nhận định đã đến lúc phải làm Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đây là cơ hội lịch sử và là lúc TPHCM ghi tên vào bản đồ vận tải biển của thế giới.
TPHCM đặt mục tiêu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ từ năm nay (2024). Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 129.000 tỷ đồng (5,5 tỷ USD). Dự kiến siêu cảng sẽ hoạt động từ năm 2027, sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng mỗi năm. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 người…
SIÊU CẢNG
Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TPHCM” (Cảng TCQT Cần Giờ), Chính phủ ban hành Nghị quyết 154/NQ-CP về “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Chính phủ giao nhiệm vụ cho UBND TPHCM chủ trì thực hiện lập “Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng TCQT Cần Giờ, TPHCM” và hoàn thành đề án trong năm 2023.
Là siêu cảng với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các khu bến cảng có quy hoạch chức năng trung chuyển quốc tế. H.Cần Giờ là địa phương có điều kiện để phát triển cảng biển thành cảng cửa ngõ quốc gia và trung chuyển quốc tế trên cơ sở các tiền đề cơ bản. Vị trí địa lý nằm ngay cửa sông Thị Vải - Cái Mép, gần tuyến hàng hải quốc tế từ Châu Âu, Trung Đông qua Bắc Á và Châu Mỹ. Sông Thị Vải - Cái Mép giáp cửa biển có đặc điểm sâu, khá rộng và ít bị bồi lắng, cho phép tàu có tải trọng lớn ra vào thuận lợi. TPHCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng kinh tế năng động nhất cả nước...
Việc gom hàng từ các cảng trong nước nói chung, vùng kinh tế động lực phía Nam nói riêng và các quốc gia lân cận, đặc biệt là Campuchia sẽ rất thuận lợi. Thành ủy TPHCM đã ban hành Nghị quyết 12-NQ/ TU về định hướng phát triển H.Cần Giờ đến năm 2030, Thành ủy đã chỉ đạo: “Thu hút đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác cảng biển tổng hợp, chuyên dùng, cảng hành khách quốc tế, cảng container trung chuyển quốc tế…”.
Trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp tại Cộng hòa Pháp, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (SGP) - đơn vị thành viên của VIMC đã ký kết và trao thỏa thuận Khung Hợp tác với Công ty Mediterranean Shipping (MSC) và Terminal Investment Limited Holding S.A. (TiLH) trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics. Qua chương trình kết nối doanh nghiệp tại Cộng hòa Pháp và Thỏa thuận khung hợp tác đã ký kết giữa các bên, Tập đoàn MSC & TiLH khẳng định mong muốn hợp tác với VIMC và Cảng Sài Gòn trong đầu tư phát triển dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ tại Cần Giờ. Thỏa thuận Khung Hợp tác (MOU) đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa VIMC/Cảng Sài Gòn và Tập đoàn MSC/TiLH, mở ra cơ hội để VIMC và MSC hợp tác phát triển các dự án cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics tại Cần Giờ, TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, việc hợp tác với hãng tàu container lớn nhất trên thế giới với sự bảo đảm về sản lượng hàng hóa sẽ là cơ sở để VIMC và Cảng Sài Gòn đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển…
CÚ HÍCH
Là quốc gia biển, có biển Đông thuộc tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới, chiến lược phát triển kinh tế biển, trong đó có kinh tế hàng hải, đã được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, lĩnh vực khai thác cảng biển của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, kịp thời phục vụ phát triển kinh tế đất nước, một số bến cảng nằm trong Top 50 cảng biển lớn nhất thế giới. Do vậy, việc xây dựng Cảng TCQT Cần Giờ, TPHCM là góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 24-NQ/TW.
Với vị trí địa lý chiến lược, Cảng TCQT Cần Giờ nằm đối diện với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải hiện tại có vị trí thuận lợi để thực hiện trung chuyển quốc tế. Cảng nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực, có nhiều lợi thế và thuận lợi cho phát triển hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics. Đồng thời cảng thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế. Cảng TCQT Cần Giờ là tối ưu cho trung chuyển nội địa và quốc tế, có vị trí lý tưởng đối với các tuyến thương mại chính và nằm giữa Singapore với Hongkong, rất thuận lợi cho việc trung chuyển quốc tế Singapore và Hongkong là 2 cảng container lớn thứ 2 và thứ 9 trên thế giới, với những tuyến thương mại chính đưa các tàu đi trực tiếp từ cảng này đến cảng còn lại giữa Singapore và Hongkong, Cảng TCQT Cần Giờ nằm ngay trên các tuyến hàng hải này.
Khi phát triển trung tâm trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ, hàng hóa của VN xuất khẩu trực tiếp đến thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu có thể trung chuyển tại Cần Giờ thay vì tại các cảng trung chuyển quốc tế khác của Châu Á. Do vậy, Việt Nam có thể hưởng lợi từ chính các cơ hội thương mại mới bổ sung này. Tuy nhiên, để tạo tiền đề phát triển khu thương mại tự do gắn liền với cảng biển tại khu vực cũng như tạo động lực thúc đẩy phát triển các trung tâm logistics, cần thiết đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối tới Cảng Cần Giờ nhằm phát huy tốt nhất vai trò của một trung tâm trung chuyển.
Cảng TCQT Cần Giờ có vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, định vị quốc gia trên bản đồ hàng hải với vai trò là các trung tâm TCQT khổng lồ thu hút các nhà vận tải, logistics lớn của thế giới, là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao vị thế đối ngoại, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hỗ trợ đắc lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, giảm thiểu các chi phí trung gian. Tạo sự kết nối, trung chuyển container giữa các trung tâm khác trên thế giới. Nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa, đồng thời giải quyết tình trạng tắc nghẽn hàng hóa tại cảng… Cú hích lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, là đòn bẩy cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước phát triển do nhu cầu hình thành các tuyến vận tải gom và phân phối hàng từ cảng trung chuyển, đóng vai trò quan trọng, kích thích sự phát triển, đổi mới của các doanh nghiệp cũng như hoạt động logistics cả nước.
SIÊU CẢNG CẦN GIỜ - CUỘC CHƠI MỚI TỪ VIỆT NAM VỚI 7% GDP CỦA SINGAPORE
Khi có thông tin về kế hoạch tái khởi động dự án kênh đào qua eo đất Kra của Thái Lan thì Singapore chính là nước phản đối đầu tiên! Vì sao vậy? Bởi vì nếu dự án kênh đào Kra hoàn thành thì các tàu hàng sẽ rút ngắn được 1000km quãng đường và tiết kiệm hàng trăm nghìn USD chi phí. Tàu hàng đi qua eo biển Malacca và cảng Singapore sẽ giảm đi đáng kể.
Dịch vụ Logistics giúp Singapore thu về hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đóng góp khoảng 7% GDP quốc gia. Doanh thu hoạt động cảng biển của quốc gia này ước đạt 94 tỷ USD vào năm 2021.
Những nguồn lợi từ cảng trung chuyển container quốc tế là không thể bàn cãi. Việt Nam đã sớm nhìn ra và đã đang có những kế hoạch, trong đó đặc biệt là xây dựng siêu cảng Cần Giờ.
Với quy mô khổng lồ và công suất dự kiến lên tới 15 triệu TEU/năm, siêu cảng Cần Giờ hứa hẹn sẽ trở thành cửa ngõ vươn tầm Việt Nam ra toàn cầu, khẳng định quyết tâm sánh ngang Singapore - cường quốc logistics hàng đầu khu vực.
Nằm trên tuyến hàng hải quan trọng, cảng có khả năng đón tàu container lên tới 200.000 DWT, xử lý lưu lượng dự kiến 30-40% container đi qua khu vực.
Kết hợp hệ thống giao thông đồng bộ, cảng Cần Giờ sẽ thúc đẩy phát triển vùng kinh tế logistics - công nghiệp rộng hàng nghìn hecta, quy mô tương đương các vùng trọng điểm logistics của Singapore như Tuas hay Brani Terminal.
Ước tính 30-40% lượng hàng container đi qua khu vực sẽ đổ về cảng Cần Giờ, giúp nước ta dễ dàng trở thành trung tâm trung chuyển logistics của Đông Nam Á.
Hàng nghìn hecta khu logistics, khu công nghiệp sẽ mọc lên xung quanh cảng - quy mô tương đương những vùng trọng điểm của Singpare. Đóng góp của logistics cho GDP Việt Nam cũng được kỳ vọng tăng lên mức 6-7% ngang bằng Singapore, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành dịch vụ xuất khẩu quan trọng này.
Đó là lý do vì sao thời gian qua Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên liên tục đi thị sát và đốc thúc, chỉ đạo để dự án có thể triển khai.
===
Thông tin được cung cấp từ hệ thống CCN News